Uncategorized
Danh sách các loại mực in sử dụng phổ biến nhất
Mực in là thành phần không thể thiếu sót trong quá trình in ấn, tạo ra chất lượng in ấn độ bền và độ sắc nét của sản phẩm in. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại mực in khác nhau, tuy nhiên mỗi loại lại có ưu điểm và nhược điểm, phù hợp nhu cầu sử dụng và loại máy in khác nhau. Bài viết dược đây, Innhanhsieuviet sẽ chia sẻ với mọi người hiểu rõ hơn mỗi loại mực in đang phổ biến trên thị trường và những điều cần biết về chúng.
Mực in là gì?
Xem nhanh
Mực in là tổng hỗn hợp huyền phù các chất dung môi, chất tạo màu và một số phụ gia cấu thành. Mỗi thành phần đều có vai trò quan trọng.
Chất tạo màu
Đây là thành phần làm cho mực in sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Chất tạo màu được làm từ chất vô cơ hoặc hữu cơ. Hạt bột màu có kích thước vô cùng nhỏ 0.01-0.05 µm. Hạt màu không tan trong nước và chỉ tan trong hợp chất dung môi.
Dung môi
Dung môi là chất lỏng hòa tan mực và có tác dụng giúp mực in bám tốt trên bề mặt in. Có 2 loại dung môi là vô cơ và hữu cơ.
Chất phụ gia
Là các thành phần bổ sung để điều chỉnh tính chất của mực in. Như độ ẩm, tốc độ khô, độ sáng, độ bóng, độ bão hòa… Các thanh phần phụ gia được bổ sung yêu cầu chỉ định. Không nên thêm quá nhiều vì nó sẽ làm thay đổi đặc tính.
Các loại mực in phổ biến
Được phân loại dựa theo thành phần và đặc tính của chúng. Dưới đây là 7 loại mực in phổ biến nhất hiện nay.
Mực in Ribbon
Là loại mực in cơ học lâu đời, được sử dụng chủ yếu trong máy in mã vạch và máy in thẻ nhựa. Ribbon là một dải film cuộn tròn và chứa chất nhuộm được áp dụng lên bề mặt vật liệu để tạo hình ảnh và chữ in. Thường được sử dụng trên vật liệu như giấy, nhựa, vải và kim loại bằng công nghệ in nhiệt. Các loại mực in Ribbon phổ biến là:
- Ribbon Wax: Sử dụng để in tem decal cuộn OVC, decal giấy… Có giá thành thấp, nóng chảy ở nhiệt độ thấp
- Ribbon Wax/Resin: Loại mực chất lượng tốt, chịu nhiệt. Có khả năng chống mài mòn và trầy xước. Sử dụng để in tem nhãn chất lượng cao, độ bám dính cao.
- Ribbon Resin: Là loại tốt nhất. Nhiệt độ in cao nhất. Phù hợp trong in hóa đơn, in tem mã vạch…
Mực in dạng bột
Đây là loại mực in phổ biến trên thị trường, được dùng dành riêng cho máy in laser. Mực in dạng bột được sản xuất bằng cách kết hợp chất tạo màu với polumer, tạo ra một loại bột mịn có đặc tính điện học đặc biệt.
Khi hoặt động, máy in laser sẽ sử dụng nhiệt để làm nóng chảy bột màu, giúp nó bám chắt vào bề mặt giấy, từ đó tái hiện hình ảnh hoặc văn bản rõ nét. Loại mực này nổi bật với chất lượng in ấn vượt trội, độ bền cao và được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là trong in văn bản, bản vẽ kỹ thuật và các tài liệu có đường nét sắc sảo.
Các loại mực bột phổ biến: Mực bột UV, Mực bột lụa ( Silk-screen ink), Mực bột Offset
Mực in dạng lỏng
Đây là loại mực thường dùng cho máy in phun. Mực dạng lỏng là loại mực có dạng chất lỏng hoàn toàn và chứa chất nhuộm được pha trong dung môi hoặc nước. Khi in sẽ phun thành các giọt màu nhỏ li ti tạo hình trên giấy.
Mực in dạng lỏng ưu điểm sẽ in ra bản vẽ với hình ảnh chất lượng, độ phân giải cao. Tuy nhiên, nhược điểm loại này là dễ lem, phai và cần dùng giấy chuyên dụng.
Mực in dạng đặc
Cách gọi khác là mực in pad, là loại mực giống sáp hoặc gel, khi sử dụng cần đun nóng. Loại mực được sử dụng cho máy in xerography hay máy in sáp nóng. Khi qua đầu in, các lốc sáp được nung chảy và phun thành giọt nhỏ để tạo hình ảnh trên giấy.
Mực in dạng đặc có ưu điểm in chính xác lên các bề mặt cong, bám dính tốt trên vật liệu khó in. Tốc độ in nhanh, thân thiện môi trường. Nhược điểm loại này là yêu cầu thiết bị in đặc biệt và gây lãng phí mực in trong quá trình thiết lập máy.
Các loại mực in dạng đặc phổ biến: Mực silicone (Silicone ink), Mực pad ( pad printing ink)
Mực in nhuộm
mực nhuộm hay còn gọi là mực Dye, được làm từ các chất nhuộm hữu cơ, hòa tan hoàn toàn trong dung môi. Có khả năng thấm sâu vào giấy và tạo ra màu sắc tươi sáng, sắc nét. Mực nhuộm được sử dụng cho máy in phun màu, máy in kỹ thuật số.
Mực nhuộm có những ưu điểm là độ bền của màu cao, tiếp xúc với nước không bị ảnh hưởng. Nhược điểm của mực này là phái màu theo thời gian đặc biệt khi tiếp xúc với ánh sáng.
Mực in dầu
Mực dầu hay còn gọi là mực in Pigment, được làm từ hạt màu vô cơ. Đúng với tên gọi mực dầu được sử dụng trong in ấn kim loại và vật liệu chống thấm, vẫn có khả năng bám chặt lên bề mặt giấy.
Ưu điểm của loại mực này là in đậm và vững trên nhiều bề mặt, khả năng chống nước và chống phai. Nhược điểm của nó là gây mùi khó chịu, lâu khô và phải dùng thiết bị in đặc biệt xử lý khô, có giá thành cao hơn mực nhuộm.
Mực in offset
Là loại mực chuyên dụng cho máy in offset, công nghệ in ấn phổ biến nhất hiện nay. Được ứng dụng in ấn các sản phẩm như in catalogue, tạp chí, tờ rơi, poster. hộp giấy, túi giấy…
Ưu điểm mực offset là cho ra kết quả in sắc nét, độ phân giải cao và màu sắc chính xác. Với khả năng in nhanh và khô nhanh rất phù hợp cho in ấn số lượng lớn, hàng loạt. Tuy nhiên nhược điểm là yêu cầu phải dùng thiết bị in offset chuyên dụng.
Sử dụng giấy in nhiệt thay thế cho mực in
Ngoài những loại mực mà Innhanhsieuviet đã liệt kê ở trên. Giấy in nhiệt cũng có thể thay thế cho mực in.
Giấy in nhiệt là giấy có chứa một lớp hóa chất nhạy với nhiệt. Khi nhiệt độ cao, lớp hóa chất sẽ đổi màu và tạo hình ảnh trên giấy.
Giấy in nhiệt chuyển thường
Là loại giấy sử dụng trong máy in chuyển nhiệt. Đây là loại máy in sử dụng trên nhiều chất liệu khác nhau như vải, gỗ, nhựa …
Giấy in chuyển nhiệt Sublimation
Giấy in chuyên dụng này được thiết kế dành riêng cho máy in Sublimation. Loại máy in này có khả năng in ấn trên các vật liệu chứa polyester hoặc đã được phủ một lớp polymer đặc biệt. Khi vận hành, mực Sublimation sẽ chuyển từ dạng rắn sang dạng khí, sau đó thẩm thấu vào bề mặt của chất liệu, tạo ra hình ảnh sắc nét và bền màu.
Giấy in nhiệt đậm
Giấy in nhiệt được sử dụng phổ biến trong các thiết bị như máy in hóa đơn, máy POS và máy ATM. Đặc biệt, giấy in nhiệt đậm được phủ một lớp hóa chất nhạy cảm với nhiệt, dày và đậm hơn so với loại giấy in nhiệt thông thường. kHi tiếp xúc với đầu in nhiệt của máy, lớp hóa chất này phản ứng và tạo ra các ký tự hoặc mã vạch rõ nét trên bề mặt giấy.
Giấy in chuyển nhiệt Jetpro
Là loại giấy chuyên dụng dành cho máy in phun Jetpro, một dòng máy in được thiết kế để in aanstreen vải cotton hoặc vải pha cotton-polyester.
Loại giấy này được phủ một lớp keo nhạy cảm với nhiệt độ. Khi sử dụng máy in phun Jetpro, lớp keo sẽ được in lên bề mặt giấy để tạo ra thiết kế mong muốn. Tiếp theo, giấy sẽ được ép nhiệt lên bề mặt vải, giúp hình ảnh bám chắc và rõ nét trên chất liệu vải.
Nhược điểm của những loại giấy in chuyển nhiệt trên là giá thanh cao và thường chỉ in một màu. Ngoài ra ở nhiệt độ cao thì ảnh hưởng chất lượng giấy in đáng kể.
Với những người có kinh nghiệm trong in ấn thì việc lựa chọn loại mực phù hợp sẽ giản đơn, nhưng với người mới thì không dễ dàng. Mỗi loại mực in đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng để đem đến chất lượng in tốt nhất. Do đó, mong rằng bài viết này Innhanhsieuviet sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn mực in cho sản phẩm của doanh nghiệp